QUẢN LÝ SẢN LƯỢNG
Là giám sát chủ động hoặc bị động chi tiết sản lượng hoặc phần trăm hoàn thành công việc của một bộ phận, đối tượng. Truyền dẫn và thu thập lên hệ thống, tiến hành thông báo hiển thị hoặc báo cáo cho người quản lý.
Quản trị sản lượng sản xuất là kiểm đếm số lượng sản phẩm được tạo ra và tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất cũng như quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm, dịch vụ đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định.
Các mục đích của quản lý sản lượng, doanh nghiệp cần quản lý sản lượng sản xuất để:
– Kiểm soát số lượng sản phẩm đầu ra để tránh sản xuất quá ồ ạt hoặc khan hiếm sản phẩm
– Hoàn thành chức năng sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp
– Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
– Tạo ra tính linh hoạt cao trong đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng về sản phẩm
– Đảm bảo tính hiệu quả trong công việc tạo ra các sản phẩm cung cấp cho khách hàng
Nếu không quản lý sản lượng sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp rất dễ thụt lùi và thất bại về doanh thu. Thiếu kế hoạch sản xuất, không nắm bắt để thực hiện quản lý sản xuất, thực hiện sản xuất quá ồ ạt các sản phẩm ít được ưa chuộng, không phù hợp với phần đông khách hàng,… dẫn đến dư thừa, tồn kho sản phẩm, vừa mất chi phí nguyên liệu, chi phí sản xuất, chi phí nhân công,… Tạo ra một khoản thua lỗ.
Vậy nên quản lý sản lượng trong sản xuất cũng là một phần của chìa khoá thành công trong công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm chi phí, nâng cao chất lượng, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để làm được điều này ngoài những nhân sự có tố chất thì một hệ thống trực tiếp giám sát và báo cáo liên tục cũng là giải pháp không tồi.
Liên kết:
→ Hệ thống Andon
→ Hệ thống quản lý thời gian
→ Hệ thống quản lý tinh gọn
→ Hệ thống quản lý nhiệt độ/độ ẩm
→ Hệ thống quản lý toàn diện